Bên cạnh việc trì chú những vật phẩm phong thủy vô cùng linh nghiệm như Nhẫn Bát Nhã Tâm Kinh thì thiền định ở Tây Tạng có một lịch sử lâu dài. Trên thế giới thì người Tây Tạng là những người đã sẵn có khả năng chinh phục được cảnh giới vô tận của tâm. Trong lĩnh vực đặc biệt này, họ đã đi tiên phong rất lâu trước các nhà khoa học tây phương vĩ đại nhất.
Những thiền giả vĩ đại của Tây Tạng được biết tới bởi những kì tích thần giao cách cảm phi thường, và người ta nói rằng, thông qua sức mạnh của tâm trí, họ có thể điều khiển, chi phối được thời tiết, chữa lành bệnh tật và thậm chí là bay trên trời. Trong khi có thể bạn tin hay không tin vào tất cả những điều này thì chúng ta vẫn phải thừa nhận tất cả rằng có cái gì đó đặc biệt, lạ lùng về người Tây Tạng. Chúng ta khỏi cần tìm đâu xa xôi, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại – người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho nền hòa bình, và chính ông đã đi khắp thế giới để giảng với mọi người làm cách nào để yêu thương người khác – từ con người ông chúng ta có thể suy luận được rằng có điều gì đó mà chúng ta nên học hỏi từ người Tây Tạng.
Tất cả bắt đầu vào khoảng năm 750 sau Công Nguyên, khi một vài vị Lạt Ma vĩ đại người Ấn đã bất chấp chuyến đi dài ngày vất vả băng qua dãy Himalaya để đến và dạy nghệ thuật thiền định cao cấp cho người Tây Tạng. Vào lúc đó, Tây Tạng chỉ thuần túy là một vùng thôn quê hẻo lánh, cư dân đa phần là những người nông dân và người du mục chăn nuôi yak (một loại trâu của Tây Tạng). Nhưng chính sự thôn dã, giản dị này đã mang những lời truyền giảng của các Lạt Ma Ấn Độ đi vào tâm khảm và tạo nên nét riêng biệt cho người dân Tây Tạng. Để rồi Tây Tạng trưởng thành trong sự giàu có và sở hữu một nền văn hóa đặc sắc như chúng ta thấy ngày nay.
Đặc biệt có một đức Lạt Ma vĩ đại từ Ấn Độ, Ngài được biết đến là người đã mang sự truyền giảng về thiền định tới Tây Tạng. Tên của ngài là Thầy Kamalashila. Trong khi ở Tây Tạng truyền giảng, Ngài đã viết một cuốn sách chỉ dẫn ngắn gọn về việc thiền như thế nào, và cuốn sách này đã trở thành luận thuyết cổ điển cho chỉ dẫn thiền định – một tác phẩm rất nền tảng của tất cả các loại thực hành thiền định Tây Tạng cho đến ngày hôm nay.
Chân lý trong những lời giảng dạy của ngài đã bật sáng ngọn lửa bên trong người Tây Tạng, và từng người một trong họ đã đi vào những hang động để thực hành. Vài nhân vật như Milarepa lừng lẫy, người được biết đến với 100.000 bài tụng ca để lại do ông viết về sự hành thiền của mình, hay đệ tử của ông, Gampopa, người khởi thủy dòng thiền truyền thừa danh tiếng Đại Thủ Ấn (Mahamudra).
Ở đó, từng người bọn họ đi đến một sự hiểu biết sâu sắc dựa trên trải nghiệm về những lời giảng dạy này, rồi sau đó họ lại truyền dạy cho những người khác. Và như vậy dòng truyền thừa liền mạch không gián đoạn từ thầy xuống trò, mỗi một thiền giả mới sau này lại để lại lời dẫn giải sâu sa từ chính trải nghiệm riêng của mình.
Bởi thế mà ngày nay chúng ta có hàng ngàn bản văn Tây Tạng soi sáng cho chúng ta những gì cần để thiền, thiền như thế nào, và tại sao phải thiền. Chỉ có một vấn đề? Chúng đang ở Tây Tạng! Phần lớn những bản văn này vẫn chưa được phiên dịch, và mặc cho vài học giả phương tây đang cố gắng, nhưng sẽ phải mất 150 năm nữa để hoàn thành công việc dịch thuật này.
Trả lời